Gần đây nhiều nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố, học nhạc không khiến trẻ thông minh hơn
hoặc có điểm số ở trường tốt hơn như quan niệm sai lầm lâu nay.
Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Havard danh
tiếng của Mỹ có thể là tin buồn đối với những bậc phụ huynh đang đầu tư rất
nhiều tiền của cho con cái học nhạc mỗi năm.
Nhóm nghiên cứu kết luận, con của
bạn có thể trở thành một nghệ sĩ piano đại tài hay một nghệ sĩ violon lừng danh
thế giới, nhưng quan điểm cho rằng, học chơi một nhạc cụ sẽ khiến bọn trẻ thông
minh hoàn toàn sai lầm.
Theo chuyên gia tâm lý Samuel Mehr, người đứng đầu nghiên cứu, các cuộc khảo
sát gần đây hé lộ, 80% người trưởng thành, kể cả trong giới khoa học, tin vào
"hiệu ứng Mozart" - một lầm tưởng về việc âm nhạc sẽ cải thiện được chỉ số thông
minh IQ hoặc thành tích học tập của trẻ em.
Ông Mehr và các cộng sự đã xem xét 5 nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của âm
nhạc. Không có nghiên cứu nào trong số này cung cấp bằng chứng xác thực việc các
lớp học nhạc sẽ tăng cường sự phát triển nhận thức của trẻ.
Nhóm của ông Mehr sau đó đã tự tiến hành 2 thử nghiệm của họ nhằm kiếm tra sự
thật về "hiệu ứng Mozart". Một lần nữa, kết quả thu được tái khẳng định, học
chơi một nhạc cụ nào đó không tạo ra bất cứ khác biệt nào về chỉ số IQ hay thành
tích học tập của trẻ.
Dẫu vậy, ông Mehr cho biết, phát hiện trên không ám chỉ rằng các bậc cha mẹ nên
ngưng cho con theo học nhạc. Nhà nghiên cứu này nhận định: "Âm nhạc là sản phẩm
của một hoạt động độc nhất vô nhị của con người từ thời xa xưa. Trong đó, những
ống sáo cổ nhất từng được khai quật có tuổi đời lên tới 40.000 năm và các bài
hát của người còn xuất hiện từ trước đó rất lâu.
Mỗi nền văn hóa trên thế giới đều có một nền âm nhạc mang bản sắc của riêng
họ, kể cả mảng âm nhạc dành cho thanh thiếu niên. Âm nhạc truyền tải những ý
nghĩa nhất định cho con người. Vì vậy, sẽ thật ngu muội nếu không dạy nhạc cho
con cháu chúng ta".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét