Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Nhiều dự án cho thuê mặt bằng “đổi vận” thành sân bóng đá

Cho thuê mặt bằng

Trong bối cảnh thị BĐS mất thanh khoản kéo dài, nhiều chủ đầu tư thay vì triển khai dự án đã chuyển sang cho thuê mặt bằng làm sân bóng đá. 
Khoảng 1 năm trở lại đây, số lượng sân bóng đá trên địa bàn Hà Nội gia tăng chóng mặt. Mật độ sân bóng đá xuất hiện nhiều hơn cả tại các khu đô thị mới, nơi có nhiều dự án BĐS bỏ hoang do chủ dự án không thể triển khai vì thiếu vốn hoặc nếu có vốn triển khai thì việc bán hàng vô cùng khó khăn, nên đã chuyển sang cho thuê mặt bằng làm sân bóng đá.
cho thuê mặt bằng
Cho thuê mặt bằng
 Theo khảo sát của phóng viên ĐTCK, riêng tại các khu vực Trung Hòa, Nam Trung Yên, (thuộc quận Cầu Giấy), Mỹ Đình (thuộc huyện Từ Liêm) đã có trên dưới 20 sân bóng đá. Có những sân bóng được cải tạo từ việc chiếm dụng phần diện tích đất công mà địa phương chưa sử dụng. Song phần lớn khu vui chơi thể thao này được hình thành từ diện tích đất nền các dự án BĐS bị bỏ hoang, do chủ dự án chưa thể triển khai xây dựng, vì rất nhiều lý do.
Tại dự án nhà ở hỗn hợp địa chỉ số 216 đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa), ô đất thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long đã được cải tạo thành một sân bóng đá rất đắt khách. Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của UBND TP. Hà Nội, ô đất có diện tích trên 4.700 m2 này sẽ được xây dựng thành tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở căn hộ, cao tới 25 tầng. Tuy nhiên, đã hơn 1 năm sau quyết định điều chỉnh quy hoạch, thay vì hoàn tất thủ tục và triển khai dự án, chủ đầu tư lại sử dụng phần đất được cấp vào việc cho thuê mặt bằng kinh doanh sân bóng đá.
Tại Dự án Nam Đàn Plaza, rộng gần 10.000 m2 có địa chỉ tại Lô E2.1 trên đường Phạm Hùng (Mỹ Đình, Từ Liêm), dự án do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và CTCP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Transco,. JSC) hợp tác đầu tư xây dựng cũng chung số phận.
Theo phê duyệt quy hoạch ban đầu thì Nam Đàn Plaza là một tổ hợp gồm: khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng và khu vui chơi giải trí, mua sắm cao cấp. Dự án đã được chủ đầu tư khởi công xây dựng từ năm 2008 và theo kế hoạch, sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010. Tuy nhiên, nhiều năm sau khi khởi công, dự án vẫn chưa triển khai được gì. Đến thời điểm này, toàn bộ mặt bằng dự án đã được cho thuê mặt bằng làm sân bóng đá.
Trước đó, do tính toán thấy việc đầu tư vào Nam Đàn Plaza không khả thi nên hàng loạt cổ đông lớn từng góp vốn đầu tư dự án đã tìm cách thoái vốn khỏi dự án. Đến năm 2010, ông Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5 (đối tượng bị bắt trong vụ lừa bán khống đất dự án Thanh Hà-Cienco5) đã gây bất ngờ với việc trở thành một cổ đông lớn của dự án này.
Hiện không rõ “ông chủ” thực sự của dự án Nam Đàn Plaza là ai(?). Tuy nhiên, với việc dự án bị bỏ hoang đến 4 năm trời sau khi khởi công, giờ lại trở thành sân bóng đá, thì rất khó có thể biết dự án này bao giờ mới được tái khởi động trở lại, chứ chưa nói đến việc khi nào hoàn tất và đưa vào sử dụng.
Thực tế, không chỉ Dự án Nam Đàn Plaza trên đường Phạm Hùng và dự án tổ hợp 216 Trần Duy Hưng bị “đổi vận” trong cơn bĩ cực của thị trường BĐS. Bởi tại xã Mỹ Đình và Khu đô thị Nam Trung Yên, có rất nhiều ô đất là dự án nhà ở, trụ sở làm việc của các tổng công ty, nhưng chưa được triển khai do chủ dự án “dìm” tiến độ để… giữ đất, đã được chuyển đổi sang cho thuê mặt bằng kinh doanh sân bóng đá. Thậm chí, có sân bóng đá còn chiếm dụng cả diện tích đất xây công viên, hồ nước, như sân bóng của Công ty Đầu tư Lê Gia Phát tại số 1 đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa.
Theo quy hoạch, khu vực sân bóng này thuộc dự án công viên giải trí - hồ điều hòa Nhân Chính, do CTCP Tập đoàn Vina Megastar làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong khi dự án công viên, hồ điều hòa chưa được triển khai, dự án này cũng đã tạm thời “chuyển đổi công năng” thành sân bóng đá!        




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét